Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Huyện Hiệp Đức làm việc với đoàn khảo sát thực tế để đề nghị công nhận xã an toàn khu

Người đăng: QT Hệ thống Lượt xem: 1070

Thực hiện Quyết định số 897/QĐ-TTg, ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành tiêu chí, quy trình, thủ tục công nhận xã an tòan khu, vùng an toàn khu; Để có đủ căn cứ và hoàn thiện hồ sơ gửi lấy ý kiến thẩm định của các Bộ và cơ quan liên quan, ngày 26/3/2018 Bộ Nội vụ và các Bộ, tổ chức khảo sát thực tế các Di tích lịch sử tại các xã Phước Trà, Sông Trà, huyện HIệp Đức, tỉnh Quảng Nam.

Tham dự buổi khảo sát có đại diện Bộ Nội vụ, Bộ LĐ-TBXH, Bộ Quốc phòng; Sở Nội vụ, LĐ,TB-XH; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN, lãnh đạo các ngành:  Nội vụ, Ban CHQS, Công an, VHTT, LĐTB&XH, BQL Khu di tích Khu V, Ban Tuyên giáo Huyện ủy; Ban Tổ chức Huyện ủy; Lãnh đạo các xã Phước Trà, Sông Trà.




Toàn cảnh buổi làm việc

Theo báo cáo tóm tắt các nội dung đề nghị công nhận xã An toàn khu thuộc huyện Hiệp Đức thì trong những năm kháng chiến chống Pháp, nhân dân Hiệp Đức đã phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết vượt qua khó khăn thử thách, thực hiện các nhiệm vụ diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm, góp phần xây dựng vùng tự do Quảng Nam vững chắc. Các phong trào đoàn kết sản xuất thi đua ái quốc, giết giặc lập công với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” đã đạt được những thành quả to lớn. Hiệp Đức trong suốt thời gian này là vùng hậu cứ cách mạng, là một trong những nơi đóng quân và huấn luyện của bộ đội Lào, là địa bàn để bộ đội đứng chân và mở hướng tiến công ở Tây Nguyên và hạ Lào. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Hiệp Đức đã kiên cường đấu tranh chống giặc, nhiều đồng chí, đồng bào đã hy sinh anh dũng vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản. Hiệp Đức cũng là một trong những nơi đứng lên đồng khởi sớm nhất ở Quảng Nam, điển hình nhất là cuộc khởi nghĩa Làng ông Tía, vào ngày 13 tháng 3 năm 1960 và tiếp theo là trận tiêu diệt Chi khu quận lỵ Hiệp Đức, đã góp phần vào phong trào đồng khởi ở miền núi Quảng Nam. Trong những năm 1973- 1974 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, lúc đó nhân dân đã tăng gia sản xuất giải quyết tình hình đói, đau, lạc muối, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng vùng giải phóng vững mạnh; đồng thời, tích cực tham gia vào chiến dịch giải phóng Nông Sơn, Trung Phước và tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà. Với những chiến công hiển hách trong kháng chiến, huyện Hiệp Đức đã được Đảng, Nhà nước tặng phần thưởng cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.


Đoàn khảo sát chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích Khu V

Xã Phước Trà huyện Hiệp Đức là một xã vùng cao có địa hình tương đối hiểm trở, có nhiều sông suối, đồi núi cao có độ dốc lớn; là những hào lũy tự nhiên thuận lợi cho việc phòng thủ, xen kẽ là những thung lũng nhỏ hẹp, đất đai màu mỡ, nơi cư trú của đồng bào dân tộc địa phương. Lưng tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, gần đường Hồ Chí Minh đi qua; phía trước tiếp giáp với vùng trung du có nhiều đường nhánh nối liền xuống đồng bằng duyên hải, đây là vị trí có giá trị chiến lược về mặt quân sự. Năm 1973 đến năm 1975 Khu ủy và Quân khu V được được dời chuyển từ Nước Oa huyện Trà My về Phước Trà huyện Hiệp Đức (nay là xã Sông Trà). Việc chuyển căn cứ từ vùng núi cao xuống vùng giáp ranh đồng bằng và đóng ngay trước mũi kẻ địch là một quyết định táo bạo của tư tưởng tiến công hướng về giải phóng đồng bằng và thành phố. Tại đây được sự che chở đùm bọc của nhân dân, Khu ủy Khu V và Bộ Tư lệnh Quân khu V đã lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng Khu V đi đến thắng lợi cuối cùng, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Trong suốt quá trình chiến đấu và tham gia phục vụ kháng chiến, quân và dân Hiệp Đức trong đó có quân và dân Phước Trà đã lập được nhiều chiến công và đã được Đảng, Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý, vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp trong phong trào đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hương trong thời kỳ đổi mới. Năm 2000 xã Phước Trà vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Hiện nay tại 2 xã Phước là Sông Trà có 03 mẹ Việt Nam anh hùng, 25 liệt sĩ, 54 thương, bệnh binh; là nơi có 02 di tích lịch sử cách mạng là Căn cứ Khu ủy V và được Bộ Văn hóa- Thông tin và Thể thao công nhận là Di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 281/QĐ-BT, ngày 24/3/1993 và Di tích lịch sử cách mạng khởi nghĩa Làng ông Tía, được công nhận là di tích cấp tỉnh, theo Quyết định số 437/QĐ-UBND, ngày 15/02/2005 của Ủy ban nhân tỉnh Quảng Nam. Hai di tích này là minh chứng hùng hồn nhất về thể hiện quá trình đấu tranh, quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của tổ tiên dân tộc, của Đảng và nhân dân vùng này. Đồng thời, gắn với quá trình đấu tranh của 3 xã vùng cao nơi đây là các hiện vật khởi nghĩa làng ông Tía; các vật dụng phục vụ chiến trường Khu V và của đồng chí Võ Chí Công…

Phát buổi tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Đức- Phó vụ Trưởng vụ Chính quyền địa phương, thay mặt đoàn khảo sát đã sơ bộ đánh giá là 2 xã đã được 5 tiêu chí xác định xã an toàn khu. Tuy nhiên, đoàn khảo sát đề nghị UBND huyện sớm bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận xã An toàn khu gửi Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan để có đủ điều kiện thẩm định, trình cấp có thẩm quyền công nhận xã An toàn khu đối với 2 xã Phước Trà và Sông Trà./.

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

BẢN QUYỀN ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ THĂNG PHƯỚC
Địa chỉ: Xã Thăng Phước - Huyện Hiệp Đức - Tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 02353.833.049
Email:xathangphuoc@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập